LONG RUN SPEED CUỐI TUẦN 3 THÁNG 6 NĂM 2022 - Bí quyết giúp chạy nhanh hơn nhưng bền hơn

LONG RUN SPEED CUỐI TUẦN 3 THÁNG 6 NĂM 2022 - Bí quyết giúp chạy nhanh hơn nhưng bền hơn

18/06/2022 (00:00) - 20/06/2022 (05:59)

Thử thách Chạy bộ | Được tạo bởi: The Huy Strongly The Huy Strongly


I. Bí quyết giúp chạy nhanh hơn nhưng bền hơn

     Bí quyết để tăng sức bền là quá trình tập luyện với trọng tâm tập trung vào các hệ thống năng lượng giúp chúng ta chạy nhanh hơn, trong thời gian lâu hơn mà không bị đuối mệt. Cụ thể, dù bạn đang tập chạy cự ly 1000m hay marathon, hệ thống năng lượng chủ yếu mà cơ thể sử dụng để có thể chạy liên tục là hệ thống năng lượng hiếu khí (sử dụng oxy trong quá trình sản sinh năng lượng). Nói một cách đơn giản, ở cấp độ tế bào, cơ thể sử dụng oxy để “đốt” đường bột (carbohydrates) ở dạng glycogen hoặc đốt mỡ để tạo ra một chất mang tên gọi ATP và ATP được hệ cơ sử dụng làm năng lượng để duy trì vận động. Quá trình sản sinh ATP diễn ra trong các cơ quan rất nhỏ mang tên ti thể trong chính tế bào của cơ. Chúng ta sẽ nói thêm về ti thể ở phần sau.
     Hệ năng lượng hiếu khí có hiệu năng khá tốt khi cơ thể duy trì vận động ở ngưỡng cường độ tương đối thấp trong thời gian dài. Vậy nên, với điều kiện hệ thống này được cung cấp đầy đủ nhiên liệu, nó sẽ giúp chúng ta chạy ở ngưỡng nhẹ nhàng trong thời gian rất lâu.

1. Bài chạy dài     

Cách tốt nhất để cải thiện sức bền là kết hợp ba loại hình bài tập trong mỗi tuần tập luyện. Bài thứ nhất là bài chạy dài hàng tuần. Xét trên khía cạnh cải thiện thể lực ở ngưỡng hiếu khí và nâng cao sức bền, bài chạy dài hàng tuần phải được coi là thành tố cơ bản của bất kỳ giáo án tập luyện nào. Cố gắng duy trì tốc độ chạy chậm và đều ở vùng tập luyện hiếu khí tương ứng của bản thân (nếu tập theo nhịp tim) và ở ngưỡng vận động sao cho có thể vừa chạy vừa trò chuyện thoải mái sẽ giúp đảm bảo cơ thể hầu như chỉ sử dụng hệ thống năng lượng hiếu khí trong quá trình thực hiện bài chạy dài. Tăng dần thời gian tập luyện vùng hiếu khí theo từng tuần và thời gian sử dụng hệ năng lượng hiếu khí sẽ giúp cơ thể thích ứng và trở nên hiệu quả hơn trong hoạt động sức bền.
     Yếu tố giúp xác định một bài tập là bài tập hiếu khí là việc sử dụng oxy trong quá trình sản sinh năng lượng trong phạm vi tế bào. Những thích nghi của cơ thể đối với quá trình tập luyện hiếu khí giúp tế bào cơ tiếp nhận oxy với hiệu năng cao hơn và sử dụng một cách hiệu quả hơn vì những lý do sau: về mặt sinh lý, việc tập luyện ở ngưỡng hiếu khí thường xuyên sẽ giúp gia tăng mật độ và kích thước của hệ mao mạch có vai trò vận chuyển máu giàu oxy tới các tế bào cơ đang hoạt động. Quan trọng hơn cả, cơ thể sẽ sản sinh thêm nhiều myoglobin, một bộ phận của tế bào cơ giúp vận chuyển oxy từ máu tới ti thể và ti thể chính là nhà máy năng lượng thực thụ của tế bào cơ.

    Hoạt động sản sinh năng lượng phục vụ các hoạt động vận động hiếu khí diễn ra ngay trong ti thể. Nhờ vào việc tập luyện hiếu khí thường xuyên, cơ thể gia tăng số lượng ti thể trong tế bào cơ, giúp cơ thể vận động ở ngưỡng hiếu khí một cách hiệu quả và với hiệu năng cao hơn. Đây là những lợi ích về mặt sinh lý. Các bài chạy hiếu khí còn giúp tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai và bền bì của đôi chân, vùng lưng, mông.
    Cự ly thi đấu là yếu tố quyết định độ dài của bài chạy dài nhất trong thời gian tập luyện. Cụ thể, nếu tập luyện cho cự ly 5K, bài chạy dài nên có thời lượng khoảng tối đa 1 giờ đồng hồ. Nếu cự ly thi đấu là 10K, bài chạy dài dài nhất nên dừng ở khoảng 16km. Đối với những người mới chạy cự ly bán marathon lần đầu, bài chạy dài có thể tăng lên tới khoảng 22-23km tùy từng người và kinh nghiệm luyện tập.
    Đối với cự ly marathon, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Chúng ta không cần chạy 42,195km trong một buổi chạy dài. Bài chạy dài nhất có thể dao động trong khoảng 32-33km hoặc tối đa 3,5 giờ tùy tốc độ người tập và tùy mốc nào đến trước. Lý do là vì lợi ích mà bài chạy dài mang lại sau mốc 3,5 giờ bắt đầu giảm dần và sau mốc này, nguy cơ chấn thương tăng cao hơn những lợi ích mà bài chạy dài có thể mang lại. Đây chính là điểm khiến chúng ta cần bổ sung các bài chạy ngưỡng hiếu khí ngắn hơn vào các ngày tập luyện trong tuần để có thể phát triển thêm hệ năng lượng hiếu khí của cơ thể.

2. Bài chạy hiếu khí trong tuần
     Một trong những cách hiểu sai phổ biến nhất về tập luyện ở ngưỡng hiếu khí mà nhiều người gặp phải là bài chạy dài hàng tuần là tất cả những gì cần thiết để tập luyện sức bền. Lý do mà nhiều chân chạy chuyên nghiệp có quãng đường chạy rất lớn là vì bên cạnh việc thích ứng với hoạt động tập luyện hiếu khí, cơ thể con người thích nghi hiệu quả hơn với khối lượng tương đối cao quãng đường chạy ở ngưỡng hiếu khí hàng tuần. Nói một cách đơn giản, thể lực ở ngưỡng hiếu khí của chúng ta sẽ được cải thiện nhanh hơn nếu chúng ta tập trung vào khối lượng quãng đường hoặc thời lượng tập luyện hàng tuần ở ngưỡng hiếu khí thay vì chỉ tập trung duy nhất vào bài chạy dài hàng tuần.
      Mỗi tuần, bên cạnh bài chạy dài chúng ta cũng có thể tập thêm hai hoặc ba bài chạy ngắn hơn ở ngưỡng vận động hiếu khí với thời lượng dao động trong khoảng 45-90 phút mỗi bài. Điều này có nghĩa dần dần chúng ta có thể đạt tổng thời lượng tập luyện ở ngưỡng hiếu khí mỗi tuần khoảng 6 giờ. Nếu chưa đạt ngưỡng này, chúng ta có thể xem xét lại kế hoạch tập luyện để bổ sung thêm bài chạy nhẹ vào chế độ tập luyện. Đây là cách giúp chúng ta tăng khối lượng tập hàng tuần mà không gây ra những áp lực quá lớn lên cơ thể và tránh làm tăng nguy cơ chấn thương. Khối lượng quãng đường tập luyện ở ngưỡng hiếu khí đóng vai trò quan trọng bên cạnh bài chạy dài hàng tuần.
     Ví dụ, nếu hiện tại chúng ta đang tập với chế độ 3 buổi mỗi tuần gồm một buổi chạy dài, một buổi chạy tempo và một buổi chạy nhẹ ngắn hơn, nhiều khả năng chúng ta có thể cải thiện hơn nữa bằng việc bổ sung thêm một buổi chạy tương đối nhẹ ở ngưỡng hiếu khí trong tuần thay vì bổ sung thêm một bài chạy ở cường độ cao hơn như bài tập interval hoặc tập dốc.
3. Bài tập tempo
     Bài tập tempo hay còn có tên gọi là bài tập ngưỡng lactate, bài tập ngưỡng. Bài tập này được thực hiện ở ngưỡng xử lý và chuyển hóa lactate của cơ thể, chính là ngưỡng mà hệ năng lượng hiếu khí bắt đầu dần không bắt kịp và hệ năng lượng kỵ khí được kích hoạt để can thiệp để cung cấp năng lượng và cùng với đó sản sinh axit lactic. Các buổi tập ở ngưỡng này tạo cảm giác nặng, nhọc trong khi tập nhưng thường mang lại cảm giác hài lòng cho người tập sau buổi tập. Ngôn ngữ tốt nhất để mô tả ngưỡng vận động của bài tập tempo là “nhọc nhưng bền”. Một số huấn luyện viên định nghĩa đây là bài tập ở ngưỡng cao nhất chúng ta có thể duy trì trong 60 phút.
     Dù rõ ràng tốc độ ở ngưỡng lactate có sự khác biệt giữa các chân chạy nhưng đối với rất nhiều người tốc độ chạy tempo gần như tương đương với tốc độ chạy nhanh nhất cự ly 10K. Nhưng do chúng ta chạy ở ngưỡng hệ năng lượng kỵ khí bắt đầu thay thế vai trò của hệ năng lượng hiếu khí nên lactate (phụ phẩm của quá trình hô hấp kỵ khí) bắt đầu dồn tích trong máu. Trong quá trình chạy, cơ thể phải hoạt động rất nhiều để xử lý và chuyển hóa lactate. Dù cơ thể co khả năng xử lý và chuyển hóa lactate ở ngưỡng vận động “nhọc nhưng bền” này nhưng ngay thời điểm cơ thể không thể bắt kịp và lượng lactate dồn tích trong máu chạm ngưỡng hàm lượng nhất định thì chân bắt đầu có cảm giác nóng bỏng và chúng ta buộc phải chạy chậm lại.
     Việc thường xuyên tập các bài tập ở tốc độ tempo giúp chúng ta chạy ở tốc độ nhanh hơn trước khi cơ thể chạm ngưỡng lactate. Và dụ chạm ngưỡng lactate, cơ thể sẽ có thể xử lý và chuyển hóa lactate trong máu hiệu quả hơn song song với quá trình vận động, đồng nghĩa với việc chúng ta có thể chạy nhanh hơn trong thời gian dài hơn.
    Có rất nhiều cách khác nhau để thiết lập cấu trúc cho một bài chạy tempo nhưng một bài tempo cơ bản bao gồm chạy 1-3km khởi động, tiếp theo chạy 5km ở tốc độ tempo (tốc độ thi đấu cự ly 10K) và 1-3km thả lỏng.
    Về mặt tần suất, chúng ta chỉ nên tập bài tempo tối đa mỗi tuần một lần nhưng tập thật nghiêm túc và chất lượng. Một điều mà các chân chạy chuyên nghiệp giỏi hơn so với các chân chạy phong trào là phần lớn quãng đường trong tuần được xây dựng từ các bài chạy rất nhẹ để khi đến thời điểm cần tập bài chạy nhanh như bài tempo, chân họ đã hoàn toàn sẵn sàng cho bài tập đó.

Nguồn bài viết: https://chay365.com/bi-quyet-giup-chay-nhanh-hon-nhung-ben-hon/http://

II. Thông tin về thử thách tuần này:

Thử thách LONGRUN SPEED tuần này được tạo ra với các cự ly (10km; 21km; 30km; 42km) nhằm giúp các runner luyện tập tốc độ với các yêu cầu như sau:

1. Cự ly tối thiểu 10km với Avg pace <7:30min/km;

2. Tốc độ toàn thời gian: Elapsed pace < 9:00min/km;

3. Guồng chân tối thiểu 150 spm.

Phần thưởng cho tối thiểu 50% VĐV hoàn thành là số sao tương ứng với cự ly đăng ký.

III. Chú ý quan trọng:

1. Thực hiện nghiêm 5K của bộ y tế và quy định phòng chống dịch COVID-19 của chính quyền địa phương.

2. Bằng việc đồng ý tham gia thử thách đồng nghĩa với việc mọi sự cố(nếu có) xảy ra với runner chúng tôi không chịu trách nhiệm.

3. Nếu 2 lần liên tiếp đăng ký tham gia mà không đạt hạng mục đăng ký sẽ bị loại ở các lần tiếp theo (để dành cơ hội cho các runner khác).

4. Để được ghi nhận hoạt động bắt buộc phải có thiết bị đếm guồng chân.

5. Hãy tập luyện thể thao với mục tiêu rèn luyện sức khỏe cho bản thân chứ đừng ham mê sao mà dùng mọi thủ đoạn gian lận để tham gia. Ad sẽ loại các tracklog gian lận ngay khi phát hiện ra.

6. Runner đọc kỹ các quy định trên rồi hãy đăng ký tham gia thử thách.

III. Tôn vinh Top 3 runner chạy speed tốt nhất tuần trước

Chúng ta hãy cùng Chúc mừng Top 3 runner chạy speed tốt nhất tuần trước:

*Cự ly 10km:

   1. Đức Đậu                  : 10.06km pace 4:59

   2. QuangTien Nguyen : 13.58km pace 5:10

   3. Thành Công             : 14.01km pace 5:13

*Cự ly 21km:

   1. Hải Anh             : 21.28km pace 5:04

   2. Đỗ khắc Tuấn   : 21.32km pace 5:06

   3. DaoTran             : 21.26km pace 5:10

Cự ly 30km:

   1. Thế Huy Strongly  : 32.13km pace 5:06

   2. Văn Điện                 : 35.36km pace 5:13

   3. Dương Long           : 42.44km pace 5:18
*Cự ly 42km: 
    1. Hoàng Việt              : 42.48km pace 4:36
    2. Nguyễn Minh Lâm  : 42.46km pace 5:05
    3. DT Đạt                      : 42.55km pace 5:15
IV. Lời chúc

Chúc các runner giữ sức khỏe và duy trì tinh thần tập luyện thật tốt!

Have a nice Workout!

Trân trọng!

Tiêu chí tính thành tích

  • Đơn vị tính: Quãng đường (km)
  • Hoàn thành trong MỘT LẦN thực hiện (có một hoạt động hợp lệ đạt hạng mục đã đăng ký)

Tiêu chí hoạt động hợp lệ

  • Hoạt động bắt đầu, kết thúc và được đồng bộ lên hệ thống trong thời gian diễn ra thử thách
Chạy bộ
  • Tốc độ di chuyển (moving pace) trung bình: từ 03:30 đến 07:30 (phút/km)
  • Tốc độ toàn thời gian (elapsed pace) trung bình tối đa: 09:00 (phút/km)
  • Nhịp chân trung bình tối thiểu: 150 (bước/phút)
  • Được thực hiện ngoài trời dùng GPS

Tiêu chí sắp xếp

  • Avg Pace thấp nhất
  • Số km thực hiện nhiều nhất
  • Avg HR thấp nhất
MIỄN PHÍ
Đã kết thúc

Hạn đăng ký thi đấu

18/06/2022 23:59 hoặc khi hết suất

Hạng mục

10 km ()
21 km ()
30 km ()
42 km ()

Phần thưởng khi hoàn thành

280 người đã tham gia

charts5
84RACE trên
Trải nghiệm tốt hơn trên ứng dụng
Mở