LONG RUN SPEED CUỐI TUẦN 2 THÁNG 8 NĂM 2022 - List 10 Sai Lầm Thường Gặp Khi Luyện Marathon
I. 10 Sai Lầm Thường Gặp Khi Tập Marathon
- Sai lầm số 1: Thời gian luyện tập quá ngắn
Quãng thời gian luyện tập cần phải đủ dài để tích luỹ sức bền cho cơ thể. Thời gian dài chừng nào tuỳ thuộc năng lực và xuất phát điểm của từng vận động viên. Với người chưa chạy marathon bao giờ, tôi nghĩ rằng nên cần khoảng tối thiểu 6 tháng. Với những người đã có kinh nghiệm chạy marathon trước đây, giáo án tập luyện không nên ngắn hơn 10 tuần.
- Sai lầm số 2: Tập quá nặng
Vào giai đoạn đầu của quá trình tập luyện, chúng ta thường cảm thấy thật hăng hái và sung sức. Khối lượng bài tập gia tăng đáng kể so với giai đoạn trước, tốc độ bài tập cũng nhanh hơn. Và ta hài lòng khi thấy mình vẫn đủ khả năng nuốt trọn giáo án. Những ngày nghỉ ngơi cũng ít đi. Thế rồi, pop, vào một thời điểm nào đó, chấn thương ập đến không báo trước. Có những chấn thương nặng nề khiến ta phải bỏ giải. Chấn thương khác không phải là sự kết thúc nhưng cũng làm gián đoạn 3-4 tuần luyện tập.
Tập quá nặng bao gồm hai loại: mileage quá nhiều, và chạy quá nhanh. Chúng ta cần tăng khối lượng cũng như tốc độ dần dần. Những bài tập chạy tốc độ cao làm tăng nguy cơ chấn thương.
Việc tuân theo giáo án được thiết kế bài bản từ trước có thể giúp người chạy bộ tránh được một phần nguy cơ chấn thương. Các giáo án thường tăng dần khối lượng luyện tập, đan xen hài hoà giữa tập chạy và phục hồi. Huấn luyện viên không phải người chạy bộ và giữ được sự tỉnh táo chứ không bị cuốn vào trạng thái phấn khích quá đà trước một giải marathon.
- Sai lầm số 3: Không điều trị dứt điểm chấn thương
Một khi chấn thương đã xuất hiện, cơ thể của bạn không còn ở trạng thái như trước nữa, nó mong manh hơn rất nhiều. Một vết đau nhỏ ở gân Achilles có thể làm yếu toàn bộ cơ bắp chân, tăng nguy cơ rách cơ bụng chân, hoặc dẫn đến tiếp đất sai và bạn sẽ đau dải chậu chày. Hãy kiên nhẫn điều trị dứt điểm mỗi chấn thương dù nhỏ nhất.
- Sai lầm số 4: Thiếu bài tập chạy đường dài
Cho đến trước khi chạy giải Richmond Marathon vào cuối năm 2017, tôi gần như liên tục rơi vào trạng thái “đụng tường” khi chạy tới 10 km cuối cùng của cuộc đua. Nếu có bài tập nào giúp tôi tránh được trạng thái kiệt sức trong những km cuối cùng của Richmond, đó là bài chạy 32 km mà tôi kiên trì thực hiện trong suốt mùa hè 2017. Kinh nghiệm cá nhân cho thấy cần tối thiểu 8 buổi chạy 32 km trước ngày thi đấu để có thể đảm bảo đủ sức bền khi vào giải.
Hãy nhớ rằng bài chạy đường dài là bài tập quan trọng nhất, nếu chúng ta muốn đạt kết quả tối ưu khi thi đấu marathon.
- Sai lầm số 5: Nghỉ quá nhiều trong buổi chạy đường dài
Bài tập chạy dài mô phỏng sự kiệt sức khi thi đấu. Chỉ vài phút nghỉ ngơi cũng khiến cơ thể bạn phục hồi đáng kể. Đó là lý do khiến một vận động viên trình độ trung bình cũng có thể hoàn thành những cự ly ultra marathon, anh ta liên tục nghỉ xen kẽ với chạy. Việc dừng hẳn không chạy (để nghỉ ngơi, để bù nước) có thể triệt tiêu hiệu quả của bài chạy đường dài. Một số giáo án đề xuất chạy/đi bộ xen kẽ, nhưng các giáo án này chỉ phù hợp với người mới tập. Muốn đạt hiệu quả cao nhất, thời gian gián đoạn nên ngắn nhất có thể. Hãy duy trì cơ thể ở trạng thái luôn vận động. Tôi thường chỉ dành cho mình không quá 30 giây khi dừng ở trạm tiếp nước.
- Sai lầm số 6: Không quan tâm tới điều kiện thi đấu thực tế
Nó cần được hiểu thế này: một giải marathon không chỉ là 42,195 km. Nó là 42,195 km tại một địa hình cụ thể, trong hoàn cảnh thời tiết cụ thể. Bạn tập luyện vào trong tiết trời mát lạnh của mùa đông Hà Nội, duy trì tốc độ cao, để rồi choáng váng với ánh nắng chói chang những ngày tháng Một khi dự giải HCMC Run tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Hay với giải Tiền Phong hàng năm đều tổ chức ở các địa điểm có độ dốc biến đổi khá lớn, nếu quá trình tập luyện của bạn không làm quen với vài con dốc ắt hẳn bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi đi race.
- Sai lầm số 7: Chạy giải trong quá trình luyện tập
Điều này nghe có vẻ lạ kỳ, nhưng lại khá phổ biến ở Việt Nam. Rất nhiều người coi việc thi đấu một giải chạy trong thời gian tập luyện cho một giải đấu khác là bình thường, thậm chí nghĩ rằng đó là điều cần thiết. Bạn đăng ký Long Biên Marathon vào tháng 10, và nghĩ rằng việc chạy VMM 100 vào cuối tháng 9 sẽ là một bài tập tốt giúp cơ thể bền bỉ hơn. Rất khó để giữ cái đầu lạnh và đôi chân trên mặt đất khi hiệu lệnh xuất phát nổi lên, và chúng ta dễ dàng ném vào các giải đấu phụ những giọt năng lượng cuối cùng. Hệ quả là đến giải đấu chính, cả đôi chân và trái tim đều mệt mỏi. Sai lầm này cũng khá gần gũi với sai lầm số 1.
Đôi khi trong khi luyện tập mình vẫn có thể đăng ký giải đua với điều kiện là coi giải đua đó như một buổi tập luyện, có nghĩa là chạy training chứ không phải race pace. Điều này đòi hỏi tinh thần kỷ luật.
Một số người có thể chạy đua 10K hoặc Half Marathon all-out trong quá trình tập cho Marathon. Các giải này không nên diễn ra quá gần giải đấu chính. Giải 10K nên cách giải chính tối thiểu 4 tuần, giải HM nên cách tối thiểu 6 tuần.
- Sai lầm số 8: Không duy trì cân nặng tối ưu
Bạn nghĩ rằng tập luyện nhiều hơn thì phải ăn uống nhiều hơn. Điều đó đúng, một phần thôi. Đừng nghĩ rằng tập chạy 100 km/tuần nghĩa là bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn. Khi thi đấu, đôi chân bạn phải tải toàn bộ trọng lượng cơ thể. Giảm cân nặng, đặc biệt là giảm mỡ thừa, giúp người chạy bộ thanh thoát hơn. Thành tích chạy marathon tốt nhất của tôi (2:56:18) đạt được khi tôi có trọng lượng 60 kg, chứ không phải 65 kg. Ngược lại, luôn nhớ rằng ăn quá thiếu chất sẽ tăng nguy cơ chấn thương.
- Sai lầm số 9: Không ngủ đủ
Số lượng bài tập tăng lên và bạn phải dậy sớm hơn. Thời gian ngủ ít đi và người chạy bộ dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi. Bạn còn nhiều việc khác phải làm, những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo và tập trung. Cuộc sống đâu chỉ có chạy bộ, phải không?
Thế nhưng giấc ngủ giúp cơ thể chúng ta hồi phục. Hormon tăng trưởng GH được sản sinh ra trong lúc ngủ. GH giúp tăng cường chuyển hoá, tái tạo hệ cơ bắp, hàn gắn những thương tổn ở mức tế bào.
Tập luyện cho marathon là một cuộc chơi khắc nghiệt. Bạn không chỉ cần chạy nhiều hơn mà còn cần sắp xếp thời gian biểu để vẫn ngủ đủ giấc.
- Sai lầm số 10: Tập dưỡng sức (taper) không hợp lý
Một số người vẫn chạy 30 km tốc độ cao vào tuần trước khi thi đấu. Nhiều người khác nhả khối lượng và cường độ vận động quá sớm. Không có một quy tắc chung về phương pháp taper cho tất cả mọi người, nhưng phần lớn các huấn luyện viên và những người chạy bộ giàu kinh nghiệm thống nhất rằng bài tập nặng nhất nên diễn ra vào tuần lễ thứ ba trước ngày chạy giải. Trong 3 tuần lễ sau đó, chỉ giảm mileage mỗi tuần, chứ không giảm tốc độ bài tập. Cơ thể chúng ta có trí nhớ. Duy trì nhịp độ tập luyện, dù chỉ ở quãng đường ngắn, giúp các sợi cơ “ghi nhớ” các hoạt động cần thiết khi thi đấu ở tốc độ marathon.
Nguồn bài viết: https://chay365.com/10-sai-lam-thuong-gap-khi-tap-marathon/
II. Thông tin về thử thách tuần này:
Thử thách LONGRUN SPEED tuần này được tạo ra với các cự ly 10km; 21km; 31.88km; 42km nhằm giúp các runner luyện tập tốc độ với các yêu cầu như sau:
1. Cự ly tối thiểu 10km với Avg pace <7:30min/km;
2. Tốc độ toàn thời gian: Elapsed pace < 9:00min/km;
3. Guồng chân tối thiểu 150 spm.
Phần thưởng cho tối thiểu 50% VĐV hoàn thành là số sao tương ứng với cự ly đăng ký.
III. Chú ý quan trọng:
1. Thực hiện nghiêm 5K của bộ y tế và quy định phòng chống dịch COVID-19 của chính quyền địa phương.
2. Bằng việc đồng ý tham gia thử thách đồng nghĩa với việc mọi sự cố(nếu có) xảy ra với runner chúng tôi không chịu trách nhiệm.
3. Nếu 2 lần liên tiếp đăng ký tham gia mà không đạt hạng mục đăng ký sẽ bị loại ở các lần tiếp theo (để dành cơ hội cho các runner khác).
4. Để được ghi nhận hoạt động bắt buộc phải có thiết bị đếm guồng chân.
5. Hãy tập luyện thể thao với mục tiêu rèn luyện sức khỏe cho bản thân chứ đừng ham mê sao mà dùng mọi thủ đoạn gian lận để tham gia. Ad sẽ loại các tracklog gian lận ngay khi phát hiện ra.
6. Runner đọc kỹ các quy định trên rồi hãy đăng ký tham gia thử thách.
III. Tôn vinh Top 3 runner chạy speed tốt nhất tuần trước
Chúng ta hãy cùng Chúc mừng Top 3 runner chạy speed tốt nhất tuần trước:
*Cự ly 10km:
1. quan nguyen : 10.18km pace 4:46
2. Đức Đậu : 10.08km pace 5:11
*Cự ly 21km:
1. Nguyễn Khắc Tú : 21.13km pace 4:48
2. Trần Văn Ninh : 25.52km pace 5:13
*Cự ly 30km:
1. Thế Huy Strongly : 32.23km pace 4:44
2. TuanLong : 32.01km pace 4:45
*Cự ly 42km: Không có runner nào chạy cự ly này
Chúc các runner giữ sức khỏe và duy trì tinh thần tập luyện thật tốt!
Have a nice workout!
Best regards to you!
Tiêu chí tính thành tích
- Đơn vị tính: Quãng đường (km)
- Hoàn thành trong MỘT LẦN thực hiện (có một hoạt động hợp lệ đạt hạng mục đã đăng ký)
Tiêu chí hoạt động hợp lệ
- Hoạt động bắt đầu, kết thúc và được đồng bộ lên hệ thống trong thời gian diễn ra thử thách
Chạy bộ
- Tốc độ di chuyển (moving pace) trung bình: từ 03:30 đến 07:30 (phút/km)
- Tốc độ toàn thời gian (elapsed pace) trung bình tối đa: 09:00 (phút/km)
- Nhịp chân trung bình tối thiểu: 150 (bước/phút)
- Được thực hiện ngoài trời dùng GPS
Tiêu chí sắp xếp
- Avg Pace thấp nhất
- Số km thực hiện nhiều nhất
- Avg HR thấp nhất
Hạn đăng ký thi đấu
13/08/2022 23:59 hoặc khi hết suất
Hạng mục
10 km ()
21 km ()
31.88 km ()
42 km ()
Phần thưởng khi hoàn thành
267 người đã tham gia